Hầu hết các loại ampli đều có khá nhiều nút chỉnh, do đó để giúp người dùng dễ dàng phân biệt, thao tác và điều chỉnh các nhà sản xuất thường sử dụng ký hiệu để đánh dấu. Tuy nhiên, đối với những người mới lần đầu lắp đặt sẽ cảm thấy hoa mắt, đau đầu vì không biết ý nghĩa, công dụng của các ký hiệu trên ampli. Hiểu được điều này, bài viết dưới đây đã tổng hợp đầy đủ thông tin về các ký hiệu viết tắt này. Cùng tìm hiểu ngay nhé!
Hiểu được chức năng của các ký hiệu trên ampli giúp bạn dễ dàng điều chỉnh được ampli theo ý muốn của mình
Tìm hiểu cô dụng của các ký hiệu trên ampli
Nếu quan sát kỹ ampli bạn sẽ thấy chúng có rất nhiều ký hiệu viết tắt và các nút chức năng khác nhau. Chính vì vậy, bạn cần phải hiểu được ý nghĩa của các ký hiệu trên ampli để việc sử dụng được đơn giản, tiện lợi hơn. Mặc dù có rất nhiều nút chức năng song tùy theo mục đích và tần suất sử dụng mà bạn sẽ phải ghi nhớ các kí hiệu và chức năng liên quan.
Cấu trúc chung của ampli sẽ bao gồm 4 phần cơ bản gồm phần chỉnh Micro, phần chỉnh Echo, phần chỉnh đường nhạc và đường tổng. Tất cả các phần này đều có nút chức năng khá giống nhau, vì vậy chỉ cần hiểu được các chức năng của một phần bạn có thể hiểu được các ký hiệu trên ampli của những phần khác dễ dàng.
Đường cắm Micro
– Ngỏ cắm micro:
– Nút Gain: nhấn để tăng hoặc giảm 20dB tín hiệu biên độ đầu vào (chỉ tắt khi gắn nhạc cụ vào).
– Nút Vol: cân chỉnh hiệu ứng vào của đường micro.
– Nút Pal: điều chỉnh tín hiệu bên phải hoặc bên trái.
– Nút Echo: điều chỉnh tiếng vang cho micro.
– Nút Low: điều chỉnh âm thanh trầm – bass.
– Nút Mid: điều chỉnh âm thanh tầm trung (có khả năng hỗ trợ cho giọng yếu).
– Nút Hi: điều chỉnh âm cao – treble.
Đường điều chỉnh tiếng Echo
– Nút Vol: dùng để tăng giảm âm lượng Echo.
– Nút Low: điều chỉnh âm trầm.
– Nút Hi: điều chỉnh âm cao tạo tiếng vang.
– Nút RPT: tăng hoặc giảm số lần của tiếng lặp lại.
– Nút DLY: tăng hoặc giảm độ dài của tiếng delay.
Đường nhạc – Music
– Nút Vol: cân chỉnh tín hiệu đi vào cho đường nhạc.
– Nút Pal: điều chỉnh tín hiệu ở bên phải hoặc bên trái.
– Nút Low: điều chỉnh âm thanh trầm.
– Nút Mid: điều chỉnh âm thanh trung.
– Nút Hi: điều chỉnh âm thanh cao.
Đường tổng – Master
Sau khi đã cân chỉnh đường Micro, Echo, Music thì tiến hành điều chỉnh âm lượng lớn nhỏ đầu ra ở đường tổng.
– Nút Vol: tăng giảm âm lượng của đầu ra.
– Nút Low: điều chỉnh âm trầm.
– Nút Mid: điều chỉnh âm trung.
– Nút Hi: điều chỉnh âm cao.
>> Amply nào tốt nhất hiện nay? Nên mua amply hãng nào?
Đa phần các ký hiệu trên amply ở mỗi phần đều giống nhau nên bạn dễ dàng hiểu và sử dụng một cách nhanh chóng
Một số lưu ý khi điều chỉnh các nút chức năng trên amply
Bên cạnh việc tìm hiểu ý nghĩa của các ký hiệu trên amply, bạn nên lưu ý đến một số điểm như sau để giúp amply sử dụng được lâu bền hơn:
– Điều chỉnh các nút chức năng một cách từ từ.
– Thao tác điều chỉnh từng nút chức năng một, không điều chỉnh nhiều nút cùng lúc.
– Điều chỉnh các chức năng theo đúng mục đích sử dụng.
– Điều chỉnh đúng với phần chức năng muốn điều chỉnh như mic, loa, echo.
– Đảm bảo hệ thống thiết bị âm thanh có sự tương thích và phù hợp với nhau trong quá trình sử dụng.
Phúc Trường Cung Cấp Thiết Bị Âm Thanh Số 1 Việt Nam
website : https://phuctruongaudio.vn/
Bài viết liên quan
Hướng Dẫn Chọn Mua Loa Sub Hơi Cũ, Hàng Bãi
Loa sub hơi là một loại loa siêu trầm không có bộ khuếch đại công...
Hướng dẫn cách đấu nhiều loa karaoke cùng một lúc
Bạn muốn tận hưởng trải nghiệm âm thanh karaoke ấn tượng với nhiều loa cùng...
Kinh Nghiệm Phân Biệt Loa Bose Thật, Giả Nhanh, Chính Xác
Thương hiệu Bose đã trở thành biểu tượng của chất lượng âm thanh đỉnh cao,...
Kinh Nghiệm Chọn Mua Đầu Karaoke Hay, Chất Lượng
Khi bạn quyết định đầu tư vào một chiếc đầu karaoke, việc lựa chọn sản...
Kinh Nghiệm Chọn Hệ Thống Âm Thanh Cho Lớp Học, Phòng Học
Một hệ thống dàn âm thanh chất lượng không chỉ là một thiết bị hỗ...
Kinh Nghiệm Chọn Bộ Lọc Cho Dàn Âm Thanh Karaoke
Trong thế giới karaoke ngày càng phát triển, việc lựa chọn bộ lọc âm thanh...